Chắc chắn bạn đã từng nghe qua về Tỏi đen Lý Sơn đúng không? Những liệu bạn có biết hết những công dụng thần kỳ của tỏi đen chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu chi tiết tất tần tật về tỏi đen nhé!
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen không phải là 1 giống tỏi mới mà nó được hình thành từ chính những củ tỏi tươi chúng ta vẫn dùng hằng ngày. Sau 35 – 60 ngày lên men trong điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng khắc nghiệt đúng tiêu chuẩn thì những củ tỏi tươi đó đã biến thành tỏi đen.
Đây là quãng thời gian đủ để kích các chất dinh dưỡng trong củ tỏi lên bậc cao nhất. Thời gian lên nem càng lâu thì các chất dinh dưỡng càng được hội tụ nhiều hơn. Và 60 ngày chính là con số hoàn hảo nhất để sản phẩm tỏi đen ra đời, mang theo những công dụng tuyệt vời khó ai ngờ đến.
Vì sao lại có tên gọi tỏi đen?
Lý do tại sao nó lại có tên gọi là tỏi đen? Thì đơn giản là sau khi trải qua quá trình lên men thì lúc này những cơm tỏi bên trong lớp vỏ sẽ từ màu trắng chuyển thành màu đen, mặc dù lớp vỏ bên ngoài gần như không thay đổi nhiều.
Và màu đen này được tạo nên là hoàn toàn tự nhiên, không hề có bất kỳ một tác động hóa học hay phẩm màu nào trong đó. Và màu đen này chính là thành quả tạo nên những công dụng của tỏi đen vô cùng kỳ diệu
Nguồn gốc của tỏi đen
Nói về “Dấu ấn cuộc đời” của tỏi đen. Thì tỏi đen được xuất hiện đầu tiên tại “Xứ sở Kim Chi” – Hàn Quốc. Những công dụng bổ dưỡng của tỏi đen đối với sức khỏe và sự trẻ trung đã được người dân nơi đây khám phá và minh chứng. Từ già đến trẻ hầu hết ai cũng đều sử dụng tỏi đen. Họ xem đây là một thứ “Thần dược” không thể thiếu trong cuộc sống của họ để bảo vệ sức khỏe toàn điện cho bản thân và cả gia đình
“Tin tốt đồn xa”. Và Nhật Bản ngay sau đó đã nhanh chóng chớp cơ hội và trở thành nước thứ 2 sau Hàn quốc cho ra đời loại ẩm thực thiên nhiên độc đáo này. Chỉ 2 năm sau đó tỏi đen đã được phổ biến rộng rãi tại khắp các nước Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ…
Công dụng của tỏi đen Lý Sơn
1. Phòng chống bệnh ung thư
Như tôi đã đề cập bên trên, hợp chất Polyphenol có trong thảo dược quyết định dược lý của loại thảo dược đó. Và tất cả thảo mộc chứa Polyphenol đều có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư. Vậy mà hàm lượng Polyphenol trong tỏi đen còn cao nhất, cao hơn cả trong quả nho.
Các hợp chất thuộc nhóm Polyphenol như Catechin, Epicatechin Gallate, Epicatechin, Quercetin, Resveratrol, Myricetin có hoạt tính chống ung thư có trong táo, chè xanh, việt quất, nho, canh, cam,… cũng có trong tỏi đen.
Trong sinh học, các hợp chất này có vai trò:
Phòng chống các bệnh ung thư như ung thư ruột kết, ung thư da, ung thư vú, ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến.
Chống oxy hóa hiệu quả, giúp tiết kiệm việc sử dụng Vitamin C, giúp tích lũy Vitamin C trong các tổ chức mô.
- Bảo vệ tim mạch, ngăn xơ cứng, xơ vữa động mạch.
- Kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus.
- Chống thoái hóa thần kinh (hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, Alzeimer).
- Có tác dụng giảm cân.
- Hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh tiểu đường, ngăn chặn các biến chứng đái tháo đường như bệnh võng mạc, tổn thương thần kinh, đục thủy tinh,…
2. Ức chế tế bào ung thư
Các hợp chất Sulfur có trong tỏi đen có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư như ung thư bạch cầu, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt, các chất này khiến tế bào chết theo chương trình (Các tế bào ung thư thường trở nên mất kiểm soát và thậm chí trở thành bất tử).
Các hợp chất Sulfur hưu cơ có tác dụng đó bao gồm Di-allyl Disulfide, S-Allyl cysteine, Di-allyl-Tri-sulphide, Ajoene, Allicin,…
3. Giảm Cholesterol trong máu, phá hủy gốc tự do trong huyết tương
Sau quá trình lên men, hai hợp chất S-Allylcysteine và Amino Acid Cysteine kết hợp tạo thành một chất kết tủa giúp giảm cholesterol trong máu, đồng thời phá hủy các gốc tự do trong huyết tương. Từ đó giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả.
4. Chống oxy hóa
Trong tỏi đen chứa Cycloallliin, Isoallliin, Glutathione là các hợp chất chống oxy hóa cao nhờ cơ chế đào thải các hấp thu xấu qua màng ruột, từ đó giúp giảm Cholesterol, giảm Lipit trong máu, hạ mỡ máu, thúc đẩy tuần hoàn, kích thích lưu thông máu, làm giảm nhanh các cơn đau.
Nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mà giúp ngăn ngừa men gan cao, rất thích hợp cho những người thường xuyên uống rượu bia.
5. Chống vi khuẩn, virus xâm nhập
S-Allylcysteine trong tỏi đen giúp tăng hấp thu Allicin, là chất tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, rất phù hợp cho người lớn tuổi và người có sức đề kháng yếu.
6. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường và bệnh hoại tử
Diallyl Oxit Disulfua, Allyl Propyl Disulfua, Flavonoid có trong tỏi đen là các hợp chất giúp khử bỏ hoạt tính có hại trong quá trình sản sinh Insulin và Glycation chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và bệnh hoạt tử.
7. Giúp tổng hợp Protein
Các Axit Amin tự do trong tỏi đen tăng 1.5 lần so với tỏi trắng là thành phần quan trọng trong tổng hợp Protein.
8. Tỏi đen giúp hồi phục sức khỏe:
Phục hồi tổn thương cơ bắp do tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa (nhờ Axit Glucotamin), chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và nhiều chức năng khác.
Tỏi đen Lý Sơn gồm mấy loại?
Hiện nay tỏi đen gồm hai loại là: Tỏi đen nhiều tép và tỏi đen một tép (Tỏi cô đơn). Trong đó loại tỏi cô đơn thuộc dòng quý và hiếm (Một sào tỏi chỉ có thể thu được khoảng và kg tỏi cô đơn). Vì chỉ có một nhánh duy nhất nên tất cả các dưỡng chất đều được tập trung hết vào nhánh đó. Tỉ lệ các chất dinh dưỡng có trong tỏi cô đơn được chứng minh có thể cao hơn gấp 5 – 7 lần tỏi nhiều nhánh.
Cách sử dụng tỏi đen Lý Sơn đúng cách
1. Ăn trực tiếp
Ăn trực tiếp từ 2 đến 3 củ tỏi đen mỗi ngày, người già thì từ 1 đến 2 củ. Đây là cách hiệu quả nhất, phát huy được tối đa công dụng của tỏi. Ăn riêng tỏi tốt hơn ăn cùng gia vị bởi có thể tỏi sẽ phản ứng với các gia vị làm giảm tác dụng của nó.
2. Tỏi đen ngâm rượu
Đây là cách khá hay, cách này phát huy được 90% tác dụng của tỏi. Tùy vào khẩu vị mà bạn căn nhắc cách dùng này cho hợp lý.
Rượu ngâm tỏi đen có công dụng điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn đường ruột, trị rắn cắn, phòng cảm cúm, điều trị vết thương ngoài da,… bao gồm cả các tác dụng đã được liệt kê bên trên như chống ung thư, điều trị mỡ máu, bệnh về tim mạch,…
3. Ngâm với mật ong
Khi kết hợp mật ong với tỏi đen, dung dịch tạo ra sẽ có tác dụng tốt hơn trong hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Đặc biệt là các bệnh do thay đổi thời tiết ở trẻ em.
4. Ép lấy nước
Cách này khá hay, có thể giảm được mùi tỏi khi ăn. Cách là đơn giản cho 3-5 kg tỏi đen vào máy say sinh tố cộng ít nước ấm. Cho vào tủ mát bảo quản và sử dụng dần thì quả là đồ uống tuyệt vời.
Tuy nhiên cách này phải sử dụng lượng lớn tỏi đen nên có vẻ tốn tiền cả cục. Tôi cũng từng thử làm sinh tố tỏi đen, nhưng nói thật rất khó uống.
5. Nấu ăn
Ở một số nước người ta sử dụng tỏi đen để chế biến các món ăn như mì, salad, xào với nấm, om với đùi gà, hầm với thịt bò,… có thể nói tỏi đen làm phong phú thêm trong ẩm thực, là nguồn thực phẩm đóng vai trò quan trọng.
Địa chỉ mua tỏi đen Lý Sơn uy tín, chất lượng
Sản phẩm tỏi đen Thu Ba có nguồn gốc nguyên liệu là tỏi Lý Sơn chính gốc 100%. Sản phẩm do chính công ty Thu Ba sản xuất, lên men tự nhiên. Tỏi đen Thu Ba có vị dẻo ngọt, mùi thơm và hương vị tự nhiên.
Liên hệ tư vấn và hỗ trơ mua hàng: 0255 3823 013
Giá tỏi đen Lý Sơn thương hiệu Thu Ba
Tỏi đen Thu Ba bao gồm 2 loại tỏi đen nhiều tép giá mỗi loại khác nhau, Và được phân chia đóng gói với khối lượng khác nhau, nên Quý Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn.
- Tỏi đen 1 tép Lý Sơn giá: 240 000 vnđ/100g
- Tỏi đen nhiều tép Lý Sơn: 110 000 vnđ/100g
Cách bảo quản tỏi đen Lý Sơn đúng chuẩn
Lưu ý khi bảo quản tỏi đen
Tỏi đen rất dễ bị hư hỏng và nấm mốc, đặc biệt là trong môi trường có độ ẩm cao, không khí xâm nhập. Vì vậy để đảm chất lượng, chúng ta cần có cách bảo quản tỏi đen đúng, đồng thời nên sử dụng tỏi đen càng sớm càng tốt. Khi mua tỏi đen làm sẵn, bạn cố gắng để ý đến ngày sản xuất, hạn sử dụng và làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Đối với sản phẩm tỏi đen tự làm tại nhà thì nó phụ thuộc vào chất lượng củ tỏi và môi trường bảo quản của bạn. Thường thì thời hạn bảo quản tỏi đen sẽ ngắn hơn rất nhiều, các bạn nên sử dụng sớm, hoặc có kế hoạch làm tỏi với số lượng vừa đủ dùng.
Sự lưu thông dòng khí cũng có thể khiến vi khuẩn tấn công tỏi đen dễ dàng hơn và gây hư hỏng. Vì thế, bạn cần bọc tỏi đen trong túi kín. Độ ẩm và ánh sáng trực tiếp là “kẻ thù” của tỏi nên hãy tránh xa những điều này nhé.
Ngoài ra, bạn không nên để tỏi đen chung với các thực phẩm khác để có thể giữ tỏi đen được lâu nhất.
Cách bảo quản tỏi đen
Dưới đây là cách bảo quản tỏi đen khi còn nguyên trong bao bì hút chân không. Nếu là tỏi tự làm, bạn có thể sử dụng máy hút chân không để đựng tỏi. Để bảo quản tốt nhất và tránh khí lạnh và ánh sáng tiếp xúc trực tiếp, các bạn nên cho toàn bộ túi tỏi đen vào 1 chiếc hộp giấy hoặc hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín.
1. Bảo quản tỏi đen ở nhiệt độ phòng
Tỏi đen còn nguyên trong túi chân không, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào. Thời gian bảo quản tỏi đen ở nhiệt độ phòng:
- Phòng trên 26oC: 2 tuần
- Phòng lạnh dưới 26oC: 4 – 6 tuần
Lưu ý: Nếu đã mở bao bì (hoặc không có túi hút chân không) nên dùng hết trong 1 tuần.
2. Cách bảo quản tỏi đen trong tủ lạnh
Tỏi đen phải còn nguyên trong túi chân không, nên đặt tỏi đen trong 1 chiếc hộp đựng thực phẩm để tránh hơi lạnh tiếp xúc trực tiếp. Thời hạn bảo quản tỏi đen trong tủ lạnh như sau:
- Bảo quản tỏi đen trong ngăn mát tủ lạnh: 06 tháng
- Bảo quản tỏi đen trong ngăn đông (tủ lạnh 2 cửa): 12 tháng
- Bảo quản tỏi đen trong tủ đông chuyên dụng: 18 tháng.
Lưu ý: Nếu đã mở bao bì hút chân không (hoặc không có hút chân không) thì các bạn phải bảo quản trong hộp kín ở ngăn mát, và tranh thủ dùng trong vòng 2-3 tuần, tránh để lâu tỏi sẽ dễ bị nấm mốc rất nguy hiểm.
Giải đáp một số câu hỏi xoay quanh tỏi đen
Liều dùng tỏi đen như thế nào?
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và mỗi loại bệnh mà các bạn sẽ cân nhắc liều dùng tỏi đen hợp lý. Dưới đây là liều dùng tỏi đen & cách sử dụng để bạn tham khảo:
Những người bình thường (bồi bổ sức khỏe): Liều dùng tỏi đen là 1-2 củ/ngày, chia làm 2 lần sáng – trưa.
Điều trị táo bón: Liều dùng tỏi đen là 2-3 củ/ngày, chia làm 2-3 lần sáng, trưa hoặc chiều.
Cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh: Liều dùng tỏi đen là 2-3 củ/ngày, chia làm 2-3 lần sáng – trưa hoặc chiều.
Ngăn ngừa ung thư: Liều dùng tỏi đen là 2-3 củ/ngày, chia làm 2-3 lần sáng – trưa hoặc chiều.
Cải thiện giấc ngủ: Liều dùng tỏi đen là 1-2 củ/ngày, chia làm 2 lần sáng – trưa.
Lưu ý:
Những người bệnh máu trắng và các triệu chứng liên quan đến đông máu kém không nên dùng tỏi đen.
Trẻ em nên hạn chế ăn tỏi đen.
Không nên lạm dụng và dùng quá liều, liều dùng tỏi đen tối đa là 4 củ/1 ngày.
Không nên dùng liên tục trên 45 ngày. Nên có thời gian nghỉ 2 tuần giữa các lần sử dụng.
Ăn tỏi đen vào thời điểm nào tốt nhất
Buổi sáng là lúc cơ thể dễ hấp thụ các loại Vitamin và dinh dưỡng tốt nhất, chính bởi thế thời điểm vàng để sử dụng tỏi đen chính là buổi sáng.
Ngoài ra sáng sớm là thời điểm vi khuẩn, virus trong cơ thể khá yếu nên chúng ta cần bổ sung tỏi đen để tiêu diệt triệt để 100% lượng vi khuẩn có hại trong cơ thể giúp tăng hiệu quả phòng và chữa bệnh.
Đặc biệt ăn tỏi đen vào lúc đói, khi dạ dày và ruột đang rỗng sẽ làm tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất của tỏi đen vào trong cơ thể.
Bạn cũng có thể dùng tỏi đen vào buổi trưa, chiều nhưng không nên dùng vào buổi tối.
Những người không nên ăn tỏi đen
Mặc dù tỏi đen là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dụng quá thì cũng sinh ra nhiều phản ứng không mong muốn. Dưới đây là 6 trường hợp không nên dùng tỏi đen mọi người cần chú ý:
1. Người mắc bệnh tiêu chảy
Một số thông tin cung cấp rằng người bị tiêu chảy thường do vi khuẩn tấn công đường ruột. Lúc này nếu ăn tỏi đen sẽ làm tổn thương niêm mạc thành ruột, xung huyết gây ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa và gây tắc nghẽn đường ruột khiến bệnh nặng hơn.
2. Người bị huyết áp thấp
Người đang bị huyết áp thấp không nên ăn nhiều tỏi đen bởi có thể gây ra biến chứng cho sức khỏe.
3. Người mắc bệnh về mắt
Những người có bệnh về mắt, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, thiếu máu nếu ăn tỏi đen trong thời gian dài có thể gây giảm thị lực và tổn thương mắt.
4. Người mắc bệnh về thận
Sau khi lên men, mặc dù đã khử được mùi vị của tỏi trắng nhưng tỏi đen vẫn thuộc nhóm thực phẩm hăng cay, nên người đang điều trị bệnh về thận không nên ăn vì có thể gây phản ứng với thuốc điều trị tạo ra các tác dụng không mong muốn.
5. Người bị bệnh về gan
Nhiều người nghĩ rằng tỏi đen có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus nên ăn nhiều sẽ phòng ngừa được bệnh viêm gan, nhưng không phải như vậy.
Một số thành phần trong tỏi đen có tác dụng kích thích ruột, dạ dày, gây ức chế bài tiết ở đường ruột. Do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và làm tăng cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra, thành phần dễ bay hơi trong tỏi có thể làm giảm Protein trong máu, giảm nồng độ tế bào máu gây ra bệnh thiếu máu, không thích hợp cho những người đang điều trị bệnh về gan.
6. Người bị bệnh dạ dày
Việc ăn nhiều tỏi đen sẽ khiến nặng nề hệ tiêu hóa vì vậy những người đang mắc bệnh về dạ dày không nên lạm dụng.
Ai nên ăn tỏi đen
Trừ những trường hợp được nhắc tới bên trên thì hầu hết mọi người đều ăn tỏi đen được. Nhưng cần căn cứ vào độ tuổi và điều kiện kinh tế bởi vì nó cũng chỉ là thực phẩm hỗ trợ, có nhiều lựa chọn khác tốn ít chi phí hơn. Người già và trẻ em thì nên ăn ít hơn người trưởng thành.
Tỏi đen có dễ ăn không
Sau khi lên men sẽ không còn mùi hăng, vị cay khó ăn của tỏi trắng nữa. Thay vào đó tỏi đen trở nên ngọt, thơm, dẻo rất dễ ăn. Tuy nhiên đối với những củ chưa lên men kĩ sẽ đắng và khó ăn.
Liên hệ mua tỏi đen
Công ty TNHH SX-TM Thu Ba
Địa chỉ: 187 Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi
Điện thoại: 0255 3823 013
Email: bokhothuba@gmail.com
Website: www.bokhothuba.com
Bản đồ công ty Thu Ba: